QUY TRÌNH TẠO STROMA NHỘNG TRÙNG THẢO

QUY TRÌNH TẠO STROMA NHỘNG TRÙNG THẢO

1. Đặc điểm giống, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác theo quy trình

Quy trình tạo stroma Nhộng trùng thảo của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao đã được nghiên cứu và phát triển từ năm 2015.

Nấm Nhộng trùng thảo được nuôi trồng trên cơ chất gạo lức, nhộng tằm và một số chất dinh dưỡng khác. Điều kiện thích hợp cho tơ nấm phát triển là nhiệt độ 25 ± 20C, tối. Điều kiện nuôi trồng nấm Nhộng trùng thảo: nhiệt độ 20 ± 20C, độ ẩm không khí 85 ± 5%, cường độ ánh sáng 500 – 700 lux, chu kỳ chiếu sáng 12 giờ sáng/tối.

2. Quy trình kỹ thuật

Giống Nhộng trùng thảo dạng thạch được cấy vào môi trường lỏng và nuôi ủ ở ± 20C, trong tối. Sau 5 ngày giống lỏng được cấy vào môi trường cơ chất. Phôi Nhộng trùng thảo được nuôi ủ 25 ± 20C, trong tối trong 7 – 10 ngày. Sau khi tơ nấm đã lan kín môi trường, phôi Nhộng trùng thảo được chuyển vào phòng nuôi trồng với hệ thống chiếu sáng và tạo ẩm với điều kiện nuôi trồng được nêu ở trên. Sau 45 ngày, Nhộng trùng thảo có thể được thu hoạch.

Hình: Nấm Nhộng trùng thảo

Thu hoạch và bảo quản nấm Nhộng trùng thảo: Thu hoạch khi nấm đạt chiều cao ổn định, bề mặt cọng nấm xuất hiện lớp bột mịn màu vàng cam. Nấm sau thu hoạch được trữ lạnh trong các túi kín hơi hoặc được sấy thăng hoa, sấy nhiệt độ thấp để bảo quản lâu hơn.

3. Hiệu quả về kinh tế

  • Năng suất: sản lượng nấm khô đạt từ 52 – 54 kg/ 100 m2/ năm
  • Tổng thu: từ 1.300.000.000 đồng/100 m2/ năm
  • Lợi nhuận ròng: 350.000.000 – 500.000.000 triệu đồng/100 m2/ năm.

4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng

Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có quy mô từ 50 m2 trở lên; vốn đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng; thời gian hoàn vốn 2 – 3 năm.

5. Địa chỉ áp dụng thành công

  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 2 ha; Điện thoại: 028.38862726.
  • Hộ dân ông Nguyễn Tấn Trương. Địa điểm: Số 16- Võ Thị Trái – Ấp 1 – xã Phước Vĩnh An – huyện Củ Chi – Tp HCM; Quy mô sản xuất: 80 m2.

ĐƠN VỊ SOẠN THẢO NỘI DUNG:

  1. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
  2. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

ĐƠN VỊ BIÊN TẬP NỘI DUNG:

Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *