QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LAN RỪNG GIẢ HẠC DENDROBIUM ANOSMUM LINDL. BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NGẬP CHÌM TẠM THỜI RITA®

I. QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LAN RỪNG GIẢ HẠC DENDROBIUM ANOSMUM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NGẬP CHÌM TẠM THỜI RITA®

1. Giới thiệu

Quy trình công nhân giống lan rừng giả hạc Dendrobium anosmum linds. của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao đã được Cục trồng trọt của Bộ NN&PTNT công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật (Quyết định số 121/QĐ-TT-VPPN ngày 23/4/2019)

2. Đặc điểm giống, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác theo quy trình

Lan rừng Giả hạc hiện nay rất phong phú về chủng loại, màu sắc, vùng miền, có phổ thích nghi rộng. Trong một vài năm trở lại đây, mô hình trồng lan rừng Giả hạc mang lại hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa chuông.

Điều kiện áp dụng quy trình: được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ nuôi cấy mô tế bào thực vật.

3. Hiệu quả về kinh tế: Công suất: 500.000 cây/năm, tổng thu: 2.500.000.000 đồng/năm, lợi nhuận ròng: 500.000.000 đồng/năm.

 4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng: Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có phòng thí nghiệm nuôi cấy mô quy mô từ 5-7 tủ cấy; vốn đầu tư tối thiểu khoảng 1 tỷ đồng; thời gian hoàn vốn 3 năm.

 5. Địa chỉ áp dụng thành công

 – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 500.000 cây giống/năm; Điện thoại: 028.38862726.

 – Địa chỉ chuyển giao cây giống: Trang trại của chị Nguyễn Thị Tường Vi (Bình Dương); ông Âu Quốc Minh (Tp HCM).

6. Quy trình kỹ thuật

Hình: Hoa Giả hạc                                       Hình: Cây Giả hạc cấy mô

II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MOKARA CẮT CÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Đặc điểm giống hoa lan Mokara

Lan Mokara là loài lan đơn thân, thân hình trụ dài, không có giả hành. Lan Mokara là cây có thể ra hoa quanh năm, do đó thích hợp với việc sản xuất hoa cắt cành, cây lan có thể đạt đến 6 – 8 phát hoa/năm.

2. Quy trình kỹ thuật

Hình: Các giai đoạn nhân giống lan Mokara bằng phương pháp nuôi cấy mô

Khử trùng mẫu: Chọn những mẫu phát hoa non khoảng 2 tuần tuổi, có chiều dài 5 – 7 cm, sử dụng dung dịch Javel Mỹ Hảo thương mại (5% NaClO) với tỷ lệ Javel: nước là 1:1 để khử trùng mẫu trong thời gian từ 20-25 phút. Mẫu được cắt bỏ những phần tổn thương và cấy vào môi trường tái sinh.

Tạo PLBs: Mẫu được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BA, 1 mg/l NAA, 25 g/l sucrose và 8 g/l agar để tạo PLBs.

Tái sinh chồi: PLBs cấy vào môi trường MS bổ sung BA 0,5 mg/l, 100ml nước dừa, đường 25 g/l, agar 8g/l.

Tăng trưởng cây: gồm MS bổ sung NAA 0,5 mg/l, chuối 25 g/l, agar 8 g/l, đường 20 g/l.

3. Hiệu quả về kinh tế

  •  Năng suất: 100.0000 cây/ năm
  • Tổng thu: 500 triệu đồng/ năm
  • Lợi nhuận ròng: 200 triệu đồng/năm

4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng

Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có quy mô từ 4-5 tủ cấy; vốn đầu tư tối thiểu 500 triệu; thời gian hoàn vốn 3 năm.

 

5. Địa chỉ áp dụng thành công

  •  Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 2 ha; Điện thoại: 028.38862726.
  • Địa chỉ chuyển giao cây giống: Ông Trần Công Điện (Tây Ninh)

ĐƠN VỊ SOẠN THẢO NỘI DUNG:

  1. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
  2. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

ĐƠN VỊ BIÊN TẬP NỘI DUNG:

Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *