QUY TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH HẠI TRÊN NHÓM RAU ĂN LÁ VÀ RAU ĂN QUẢ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BẰNG CÁC GIẢI PHÁP SINH HỌC

QUY TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH HẠI TRÊN NHÓM RAU ĂN LÁ VÀ RAU ĂN QUẢ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BẰNG CÁC GIẢI PHÁP SINH HỌC

 1. Giới thiệu

 Tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng rau nói riêng đang gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân như thời tiết khí hậu bất lợi dẫn đến sự phát triển của bệnh hại làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất.

 Để góp phần tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, hướng đến sản xuất bền vững thì việc sử dụng biện pháp sinh học để quản lý bệnh hại là vô cùng cần thiết.

 2. Quy trình quản lý bệnh hại trên rau ăn quả và ăn lá

 Để hạn chế sự gây hại của các loại bệnh trên rau cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).

 Biện pháp canh tác, vật lý

 Chọn đất trồng có độ pH từ 5 – 7, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, làm đất tơi xốp và phơi ải đất. Thường xuyên bón phân hữu cơ để tạo hệ sinh vật có ích trong đất nhằm hạn chế sự gây hai của các vi sinh vật gây bệnh.

 Tiến hành bón phân cân đối và hợp lý, hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường bón kali, canxi, silic. Tưới nước hợp lý, tùy thuộc từng loại cây và thời gian sinh trưởng mà áp dụng các phương pháp tưới nước khác nhau: tưới phun mưa, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt,… giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế được bệnh hại trên rau. Cần sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho rau.

 Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng; ngắt tỉa những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh mang đi tiêu hủy.

 Trồng luân canh

 Để hạn chế bệnh hại trên các loại rau cần tiến hành luân canh cây trồng, đặc biệt là giữa các loại cây trồng khác họ, giữa cây trồng nước và cây trồng cạn. Ví dụ: luân canh giữa ớt, cà chua với lúa nước để hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn.

 Khi trồng cây con ra ngoài đồng ruộng, cần trồng cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, loại bỏ cây yếu, chết.

 Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại rau là lợi dụng các thiên địch để tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của bệnh hại trên đồng ruộng.

Sử dụng các loài nấm, vi khuẩn đối kháng: Trichoderma, Pseudomonas, Bacillus,…để ủ phân hữu cơ hoặc bón trực tiếp vào đất. Để bảo vệ được các loài vi sinh vật có ích này, cần hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học.

3. Hiệu quả xã hội và môi trường

Quản lý bệnh hại trên nhóm rau ăn lá và ăn quả bằng các giải pháp sinh học tại thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết nhằm hạn chế tác hại của bệnh, nâng cao năng suất cao và phẩm chất nông sản. Qua đó, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng

Quy trình quản lý bệnh hại áp dụng phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trồng rau.

5. Địa chỉ áp dụng thành công

Mô hình này đã lan tỏa tới 40 tổ chức cá nhân với diện tích khoảng 25 ha, cụ thể như:

  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 0,5 ha; Điện thoại:028.38862726.
  • Công ty cổ phần Khu Công Nghiệp Thành Thành Công: Địa điểm: Ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; Quy mô sản xuất:0,1 ha; Điện thoại: 0663.886688.
  • Công ty CP ĐT và PT nông nghiệp công nghệ cao Long An. Địa điểm: xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Quy mô sản xuất:0,1 ha.
  • Công ty cổ phần Khu Công Nghiệp Thành Thành Công: Địa điểm: Ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; Quy mô sản xuất: 0,1 ha; Điện thoại:0663.886688.
  • Công ty CP ĐT và PT nông nghiệp công nghệ cao Long An. Địa điểm: xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Quy mô sản xuất: 0,1 ha.
  • Ông Đoàn Việt Cường, Địa điểm: TP. Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh. Quy mô sản xuất:0,1 ha.
  • Bà Trần Cẩm Nhung. Địa chỉ: Ấp Tân Mai II, Xã Phước Tân, TP.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Quy mô sản xuất: 0,1 ha.
  • Trạm trồng trọt Bến Cát – Bình Dương. Địa chỉ: Khu phố 2 – Phường Mỹ Phước – Thị Xã Bến Cát – Bình Dương. Quy mô sản xuất: 0,06 ha.
  • Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam – VNP. Địa chỉ:TDP 8, phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. Quy mô sản xuất: 1000 m2.
  • HTX nông nghiệp Xuân Lộc. Địa chỉ:: 520A Hà Huy Giáp Kp1 P.Thạnh Lộc, phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh Quy mô sản xuất: 0,16 ha.

ĐƠN VỊ SOẠN THẢO NỘI DUNG:

  1. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
  2. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

ĐƠN VỊ BIÊN TẬP NỘI DUNG:

Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *