Mô hình nông nghiệp kết hợp tham quan, phát triển kỹ năng

Anh Nguyễn Hữu Thanh Bình, một doanh nhân đang điều hành một doanh nghiệp chuyên về sản xuất vải sợi. Mặc dù, đang ăn nên làm ra trong ngành chuyên về công nghiệp nhưng niềm đam mê trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn cứ được ấp ủ. Vì thực chất, anh là một cử nhân ngành cơ khí nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Mặc khác, anh còn là một cựu cán bộ Đoàn thanh niên chuyên trách, một thủ lĩnh thanh niên thực sự.

Kế hoạch mở một trang trại được lên một cách kỹ lưỡng. Ngoài những kiến thức đại cương từ thời đại học, anh Bình còn đi tìm hiểu thêm ở một số mô hình khác, lên học hỏi tham quan mô hình của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM. Theo học các lớp tập huấn như: Sản xuất rau theo hướng hữu cơ, Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau tại nhà,… của Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao.

Ảnh: Anh Nguyễn Hữu Thanh Bình (thứ hai từ trái qua) nhận chứng chỉ đào tạo lớp “Sản xuất rau theo hướng hữu cơ” do

Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM trao.

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, anh Bình cũng đội ngũ kỹ sư của mình đã rất nhanh chóng thành lập trang trại tại xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, cách trung tâm thành phố khoảng 50km, với diện tích 5000 m2, mang tên Healthy Garden. Trang trại của anh không chỉ những sản xuất rau các loại như bầu, bí, dưa leo, các loại rau ăn lá,… sản lượng lên đến hàng trăm kg mỗi ngày.

Ảnh: Vườn rau của Healthy Garden

Ngoài sản xuất các loại rau ăn quả, rau ăn lá, anh Bình còn phát triển trang trại theo hướng tham quan, học hỏi và phát triển kỹ năng. Anh nhận các đoàn khách, chủ yếu là các gia đình đến từ TPHCM, đến đây các em nhỏ được trải nghiệm trồng cây, bắt cá, hái quả, cắt rau,… cha mẹ, ông bà có cơ hội chia sẻ, chỉ dẫn con cháu về cách nhóm lửa nấu cơm, nướng cá,… những kỹ năng sinh tồn khi phải rời ra các phương tiện hiện đại.

 

Ảnh: Khách tham quan tại Healthy Garden

Mỗi khách đến tham quan sẽ đóng phí cho vườn khoảng 150.000đ đến 300.000đ tùy theo nhu cầu, mỗi cuối tuần Healthy Garden đón khoảng 20 đến 30 khách đến trải nghiệm. Sau mỗi chuyến trải nghiệm, các đoàn khách luôn có những kỷ niệm đẹp, tăng tính gắn kết trong gia đình.

Đây là kiểu mô hình nông nghiệp kiểu mới, làm nông không còn “bám mặt cho đất, bám lưng cho trời”, biết khai thác các dịch vụ kèm theo, giúp tăng thêm lợi nhuận. 

Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Hân – Phòng Thực nghiệm – Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *